Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại số 8 đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mặt đền quay ra cửa biển. Đây là ngôi đình thờ ông sớm nhất & lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông).
Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng nên bên dòng sông Kiên và rạch Lăng Ông và chỉ cách biển Đông độ chừng trăm mét.
Qua lần sửa chữa vào năm 1881, ngôi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có diện mạo như ngày hôm nay, chính là nhờ lần khởi công sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, với toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
Đình thần được xây dựng theo kiểu chữ tam (chữ Hán: 三), gồm có chánh điện, đông lang và tây lang.
Cổng đền có ba cửa (tam quan), cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ. Đó là hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch thơ:
Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đấtKiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.
Qua khỏi cổng, là một lư hương lớn bằng đá, và bức tượng Nguyễn Trung Trực đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu “chợ nhà lồng” Rạch Giá, nay sơn lại màu nâu đỏ, và được di dời vào đây.
Kế đến là ngôi chánh điện được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, ở các viền góc đều có trang trí hoa văn hình rồng và lá cúc. Mặt trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột.
Trong chánh điện, cột và kèo đều bằng bê tông. Đền có tất cả mười cột, mà mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen. Ngoài ra, ở nơi đây các hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng, làm cho các nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy.
Trong chánh điện có rất nhiều bàn thờ, lần lượt từ ngoài vào trong có các bàn thờ chính như sau:
-Bàn thờ Chánh soái Đại càn.
-Bàn thờ 30 vị anh hùng dân tộc.
– Bàn thờ Cửu huyền thất tổ
-Long đình cùng di ảnh (ảnh nhỏ) Nguyễn Trung Trực.
-Bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực.
-Bàn thờ Chư vị.
-Bàn thờ hội đồng trăm quan cựu thần
Gian cuối ngôi đền có ba ngai thờ chính:
-Ngai chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực. Phía trên bệ thờ, có bức hoành ghi bốn chữ: Anh Khí Như Hồng (英 气 如 虹), tức ca ngợi khí tiết hào hùng của ông sáng như cầu vồng bảy sắc.
-Phía bên trái có ngai thờ chung thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.
-Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân.
Đông lang và tây lang, có các bàn thờ: Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
Hằng năm, vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 8 âm lịch, tại đền thờ đều có tổ chức lễ hội trọng thể kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Cho nên từ lâu trong dân gian ở đây có câu:
Dù ai buôn bán gần xa,Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.
Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.
Bên phải là nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực
Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.
Nguồn: https://pub-ed-inquiry.org/
Xem thêm bài viết: https://pub-ed-inquiry.org/category/giai-tri
Phúc Lê Văn says:
Con lạy các bố. Các bố bỏ cho bổn nhạc này đi. Đó là đạo nhạc Tề thiên. Các bố đừng xúc phạm Cụ Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Mạnh says:
Mình là người vĩnh phúc đc trưởng họ cho biết là mộ tổ dòng họ mình là cụ Nguyễn Trung Tín e trai của cụ Nguyễn Trung Trực Quê (rạch giá )
nguyen ngoc quang Nguyen says:
Ai ở TP Rạch Gía-Kiên Giang xin giúp dùm với ,tôi đã thất lạc người mẹ ,tên là Nguyễn thị Linh -tên thoát ly là Nguyễn thị Hằng -tên thường gọi là bà Năm Xiêm{cũng có thể không phải là họ tên này ,vì đi làm cách mạng } -sinh năm 1932 ,gia đình trước đó là điền chủ ,đã từng là giao liên cách mạng,khoảng năm 1960-1962 ở Ba Ginh -Sóc Trăng và Số 10 Cần Thơ ,sau đó lên Sài Gòn sinh sống ,cuối năm 1975 có về quê ,được bà con cho 1 cái vòng cẩm thạch, -địa chỉ nơi ở khi thất lạc là :số nhà 63/20 đường 15 xã Tân Qui ,quận 7,TP HCM
Năm 1975 từng làm ở trong ban cán sự xã Tân Qui Đông ,huyện Nhà Bè ,TP HCM ,vào năm 1977 được ông Võ văn Kiệt dẩn ra đảo Phú Quốc làm cán bộ ngoài đó và mất liên lạc đến bây giờ .{theo như lời kể của mẹ tôi là bà con bên ngoại của ông Kiệt}
Với nỗi khát khao,mong ước tìm được mẹ ,xin cộng đồng mạng giúp đỡ cho ,Thành thật cám ơn rất nhiều.{xin mọi người đưng bình luận xấu về tui,cuộc đời này chuyện gì cũng cóthể xảy ra hết mọi người à!
giau pham says:
Hóa đẹp bạn
Phong Quang says:
cám ơn ad
Phong nguyễn says:
con mấy ngày nữa mới tới đình này ta
Cuong Kha says:
Nhạc này là nhạc hoa
PHOTO ANH VIET says:
Cái gì ở trong chiếu vậy
Khải Đao thik ăn Nguyên Sữa says:
Đó h mới biết đền thờ chỗ mik đẹp dữ vậy
Điêu Khắc Thanh Linh says:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ THANH LINH
Địa chỉ : 129 Trần Văn Hai, P Hòa Hải, Q Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
Email linhnguyen.86dn@gmail.com
Hotline : 0905 500 307
Website : www.damynghenguhanhson.com
Luke Haruki says:
Cho em xin hỏi, chánh soái đại càn là vị nào vậy???
Leo HTL says:
Sub ủng hộ nhau ae